THIẾT KẾ BÀI BÁO CÁO HIỆU QUẢ (MS-POWERPOINT)

Dịch và chú giải: Trần Thái Dương

Các quan niệm cơ bản:

BIG- SIMPLE- CLEAR- CONSISTENT- PROGRESSIVE

1. Make It Big- Chọn cỡ chữ phù hợp

Cỡ chữ phải đủ lớn để khán giả có thể đọc được dễ dàng ở vị trí xa nhất.

01

2. Keep It Simple- Càng đơn giản càng tốt

2.1. Lưu ý chung

– Không nên dùng quá nhiều màu sắc.

– Không nên dùng nhiều Font và Kiểu chữ (Styles).

– Hãy nhớ qui luật 6×7 (không nhất thiết phải luôn tuân theo): Không quá 6 dòng cho một slide và không quá 7 từ cho một dòng.

02

2.2. Đối với đoạn văn

Đừng copy-paste nguyên văn từ báo cáo của bạn, hãy tóm lược ý chính mà thôi.

03

2.3. Đối với Bảng và Biểu đồ

– Các số liệu trong Bảng và Biểu đồ không cần thiết phải thật chi tiết và tuyệt đối (số liệu cụ thể đã được trình bày trong thuyết minh).

– Cố gắng trình bày các Bảng- Biểu đồ rõ ràng và đủ thông tin. Để làm được điều này, bạn không nên copy-paste nguyên văn các Bảng- Biểu đồ từ báo cáo của bạn, mà nên sử dụng các công cụ trực tiếp trong PP.

04

2.4. Đối với hình ảnh

– Các hình nghệ thuật có thể khiến Hội đồng mất tập trung.

– Chất nghệ sĩ không thể thay thế cho nội dung dở tệ của bạn 😛

– Khi xuất hình ảnh từ các phần mềm, bạn nên quan tâm đến bố cục, góc nhìn của hình ảnh. Hình ảnh phải có bố cục cân đối, góc nhìn hợp lý, thể hiện được kết quả mà bạn muốn trình bày. Hãy cân nhắc trước khi nhấn nút PrtSc 😛

05

2.5. Các hiệu ứng trong PP

Việc lạm dụng các hiệu ứng sẽ khiến người xem mất tập trung, chóng mặt và làm mất thời gian của bạn!

– Cẩn thận với các hiệu ứng chuyển (Transition), tốt hơn hết là chỉ sử dụng “Appear” and “Disappear”. Một ví dụ về hiệu ứng gây khó chịu:

– Chỉ sử hiệu ứng hoạt họa (Animation) khi thật cần thiết. Ví dụ về một hiệu ứng rắc rối:

Hãy làm đơn giản như sau:

Một ví dụ sử dụng Animation để minh họa:

3. Made It Clear- Bố cục rõ ràng

3.1. Chữ hoa (Capitalisation)

KHÔNG NÊN DÙNG CHỮ HOA CẢ CÂU, VÌ ĐIỀU NÀY SẼ KHIẾN NGƯỜI ĐỌC RẤT KHÓ CHỊU.

06

3.2. Lựa chọn Font chữ

– Font họ Serif (Times New Roman, …) sẽ hiển thị kém, gây khó đọc. Nên chọn font họ Sanserif (Arial, …).

– Không nên dùng nhiều chữ in nghiêng. Thay vào đó, hãy in đậm nếu bạn muốn nhấn mạnh

Đường gạch chân có thể biểu thị cho các siêu liên kết, bạn nên thay bằng màu sắc.

07

3.3. Đánh số và Dấu đầu hàng

– Đánh số khi bạn cần liệt kê danh sách theo thứ tự

08

– Dùng dấu đầu hàng (bullets) khi bạn cần liệt kê danh sách không có:

o Tính ưu tiên

o Tính trình tự

o Tính hệ thống, …

3.4. Màu sắc

– Dùng các màu sắc tương phản mạnh (ví dụ: Chữ sáng trên nền tối, hay ngược lại).

09

– Dùng các màu bổ sung

10

3.5. Kích cỡ

Nếu bạn muốn nhấn mạnh một điều gì đó, hãy cho nó kích cỡ lớn hơn bình thường.

4. Be Progressive- Nói có đầu có đuôi

– Khi một slide của bạn có nhiều thông tin, trình bày một cách tuần tự. Không nên “show hàng” tất cả với một cú nhấn chuột!

– Trình bày một cách tuần tự sẽ giúp bạn tạo ra các điểm nhấn thu hút người xem.

5. Be Consistent- Trước sau như một

Các slide nên có sự đồng nhất về tất cả mọi phương diện: format, font, size, color, bullets, …

– Sự khác biệt sẽ thu hút chú ý.

– Sự khác biệt có thể ám chỉ tầm quan trọng.

– Dùng điểm nhấn để thu hút chứ không phải để gây mất tập trung.
11
12

13

14

 

Một số lưu ý:

– Quan trọng nhất là cách thức bạn tương tác với khán giả (giọng nói, cử chỉ, thái độ, …).

– Chữ viết trên slide chỉ dùng để hỗ trợ bạn trình bày, không nên đọc lại trên slide.

– Dùng hình ảnh để minh họa các khái niệm phức tạp.

– Chỉ dùng hiệu ứng họat họa (animation) khi cần diễn tả các mối quan hệ phức tạp.

– Hiệu ứng hình ảnh là để hỗ trợ bạn trình bày tốt hơn, quá lạm dụng sẽ gây phản tác dụng.

Nguồn: Contact ERAU for more

Victor Chen (ext 7435; v.chen@erau)